viêm phế quản, hen phế quản, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm dạ dày mạn tính, tiểu đường, giảm béo, viêm khớp, đau đầu, đau dây thần kinh V, liệt dây thần kinh VII, liệt nửa người, động kinh, suy nhược thần kinh, tự kỷ, tâm thần phân liệt, đau cổ vai, đau thắt lưng, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau dây thần kinh liên sườn…
Điều trị chứng bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, viêm tuyến tiền liệt…
Kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết chức năng, thống kinh, bế kinh, viêm tuyến vú, viêm phần phụ…
Co giật, điếc, lác, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đái dầm…
Chắp lẹo, cận thị, đục thủy tinh thể, sụp mi, viêm mũi xoang, viêm amidal, ù tai...
Mụn nhọt, nổi mề đay, mụn trứng cá, viêm da thần kinh.
Người bệnh mệt mỏi, đang đói hoặc mới ăn no, đang sốt cao; Phụ nữ có thai không cấy chỉ vùng bụng và các huyệt hợp cốc, tam âm giao, phụ nữ có tiền sử lưu sản; Người có cơ địa dễ xuất huyết; Người có bệnh tim nặng (suy tim); Các huyệt Thần khuyết, Nhũ trung không cấy chỉ.
Điều khí làm cho khí huyết lưu thông, điều hòa công năng các tạng phủ, lập lại cân bằng âm dương tiêu trừ bệnh tật.
Tùy theo bệnh tật, mức độ bệnh, khả năng chịu đựng và đáp ứng của người bệnh mà chọn liệu trình cho phù hợp để đem lại hiệu quả trị liệu tối ưu. Thông thường bệnh cấp tính hoặc bán cấp tính có thể tiến hành cấy chỉ 7-10 ngày 1 lần, 2-3 lần là 1 liệu trình; người bệnh mạn tính từ 15-30 ngày 1 lần, 3-5 lần là 1 liệu trình. Đối với người bị bệnh rất nặng thì 10 lần là 1 liệu trình. Sau 1 liệu trình có thể nghỉ 1 thời gian nhất định, thông thường là thời gian của 1-2 lần cấy chỉ.
1-2 ngày sau khi cấy chỉ, thậm chí 4-5 ngày sau đó có thể đau tức khó chịu ở một vài vị trí cấy chỉ, triệu chứng này là bình thường, nghỉ ngơi sẽ hết. Nếu chỗ cấy chỉ sưng, nóng, đỏ đau nhiều, phát sốt cao hoặc toàn thân phát ngứa thì phải đến gặp bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
Nguồn tin: Sưu Tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn