Bệnh bạch hầu

Thứ sáu - 09/08/2024 02:48
Bệnh bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh, có thể dẫn tới tử vong.
Thời gian qua bệnh bạch hầu xuất hiện ở Nghệ An và Bắc Giang đã có 1 ca tử vong, hơn 100 người ở hai địa phương tiếp xúc gần với bệnh nhân phải cách ly theo dõi và điều trị dự phòng. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm B thời gian gần đây xuất hiện rải rác ở một số địa phương bệnh có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều lần so với COVID – 19.
Theo Cục Y tế dự phòng bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi; đặc biệt trong khu vực đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.
Tác động của đại dịch COVID – 19 trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn thế giới cũng như tại nước ta.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng thường giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi…., trường hợp nặng gây biến chứng (viêm cơ tim, suy thận, tổn thương thần kinh) có thể tử vong.
 

Hình 1: Triệu chứng nhận thấy của bênh bạch hầu
Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2 – 5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường nhầm là cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng để nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến gồm: sốt, ớn lạnh, sưng các tuyến ở cổ, ho ông ổng, viêm họng, sưng họng, da xanh tái, chảy nước mũi, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.                                         
                
Hình 2 – 3. Biến chứng của bệnh bạch hầu
Để chủ động phòng chống bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc xin có chứa bạch hầu đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.
 

Tác giả bài viết: BS CK1. Nguyễn Hữu Thung, Trưởng Khoa Khám bệnh ĐK - HSCC - CĐ, Bệnh viện YDCT – PHCN.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Nội dung trang thông tin điện tử?

Báo cáo bệnh truyền nhiễm
benh truyen nhiem
Đăng ký khám bệnh
http://benhvienyhctkontum.vn/nvform/Dang-ky-kham-benh-truc-tuyen-1/