Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng Kon Tumhttp://benhvienyhctkontum.vn/uploads/banners/files/logo/logo123.png
Thứ ba - 20/08/2024 02:37
1. Khái niệm và ý nghĩa của Văn hóa công sở Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra và trở thành nền tảng, sức mạnh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữa nước.
Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển. Trong quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rõ: “... gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Đối với mỗi cơ quan, đơn vị, văn hóa công sở được coi là hệ thống các giá trị và các giá trị này được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị. Từ đó, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ, cách ứng xử hay đơn giản chỉ là việc lựa chọn trang phục, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công sở của cán bộ, công chức và người lao động đang làm việc tại cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, văn hóa công sở là giá trị mà cơ quan, đơn vị tạo được về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình hoạt động. Văn hóa công sở được thể hiện trên các phương tiện như: Giao tiếp, ứng xử; mối quan hệ giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nhau; giữa nhân viên với lãnh đạo; giữa nhân viên với người dân hay trang phục và cách bài trí công sở... Bởi thế mà mỗi cơ quan, đơn vị đều có những tiêu chí, nét văn hóa công sở riêng. Từ những nét văn hóa công sở đó, sẽ tạo thành sợi dây kết nối, gắn kết các thành viên trong cơ quan, đơn vị lại với nhau, tạo sự đồng thuận giữa nhân viên với lãnh đạo, thủ trưởng Cơ quan, đơn vị. Văn hóa công sở có sức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, mục tiêu, công tác điều hành và sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị đó. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa công sở trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025. Các quy định của Chính phủ về văn hóa ứng xử là minh chứng cho sự quyết tâm của Chính phủ xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí cải cách hành chính và chủ trương hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói, việc xây dựng văn hóa công sở là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, vững mạnh và minh bạch, hoạt động có hiệu quả nhằm góp phần hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ được giao. 2. Một số kết quả đạt được trong thực hiện văn hóa công sở tại Bệnh viện Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng Trong thời gian qua, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, xây dựng đơn vị văn hóa và thực hiện hiệu quả Văn hóa công sở; Bệnh viện Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng đã có nhiều chủ trương, giải pháp động viên viên chức và người lao động (VCNLĐ) nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp phát động, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Thực hiện văn hóa công sở”. Kết quả đạt được cụ thể sau: 2.1. Về những kết quả đạt a) Đối với Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng - Trong những năm qua, việc xây dựng đơn vị văn hóa, kiểu mẫu nói chung và văn hóa công sở nói riêng đã được quan tâm, chỉ đạo thực hiện; đạt được một số kết quả góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ VCNLĐ trong đơn vị. - Hằng năm, Đảng ủy Bệnh viện chỉ đạo Công đoàn cơ sở phối hợp Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động; phát động, ký kết giao ước thi đua; góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch công tác đề ra. Kết quả, hàng năm trên 85% viên chức và người lao động đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên. Bệnh viện thường xuyên tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ ở cơ sở. - Thường xuyên phổ biến, quán triệt toàn thể VCNLĐ thực hiện nghiêm túc các văn bản: Kết luận 1663-KL/TU ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Hằng năm, chính quyền phối hợp với BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhân kỷ niệm các ngày Lễ lớn, qua đó tạo sân chơi lành mạnh, huy động được đông đảo đoàn viên tham gia; Xây dựng kế hoạch và may trang phục hàng năm cho VCNLĐ theo đúng quy định. Quan tâm đầu tư, sửa chữa cải tạo, nâng cấp các trang thiết bị trong các phòng làm việc cho VCNLĐ.
Hình 1 – 2. Hội thi Thể dục thể thao và các trò chơi dân gian chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931-26/3/2024). - Thực hiện tốt quy định về bài trí công sở, biển tên Bệnh viện, biển tên các phòng làm việc được trang bị đầy đủ, đúng quy định.
Hình 3: Trụ sở Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum (Cơ sở 1, số 473 Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum). b) Đối với viên chức, người lao động - Viên chức, người lao động cơ bản đã nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. Đa số VCNLĐ trong đơn vị đều chấp hành tốt quy chế văn hóa công sở, cụ thể như: Thực hiện đúng quy định về giờ giấc làm việc; Mặc trang phục theo đúng quy định; Đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử.... Hình 4. Trang phục của nhân viên y tế khi thực hiện công tác chuyên môn. - VCNLĐ trong đơn vị luôn chú trọng đến việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ; kỷ cương; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe; tâm huyết, tận tụy, tận tâm, yêu nghề nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc; không gây khó khăn, phiền hà cho người bệnh và người nhà người bệnh. VCNLĐ luôn đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ; góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. - Viên chức và người lao động tham gia đầy đủ các đợt học tập chỉ thị, nghị quyết, thông tin thời sự, cập nhật kiến thức mới do Đảng ủy, Bệnh viện và các đoàn thể tổ chức; các đợt, lớp học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn. 2.2. Một số tồn tại, hạn chế. a) Đối với tập thể đơn vị: - Chưa thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành Quy chế văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng. - Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chưa được duy trì thường xuyên. b) Đối với viên chức, người lao động trong đơn vị - Một số nội dung, hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị văn hóa, như: Việc chấp hành thời gian làm việc có thời điểm chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng đi muộn về sớm; trang phục công sở còn chưa thống nhất, đôi khi chưa đẹp; - Chất lượng công việc tham mưu cho lãnh đạo có lúc, có việc chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; công tác phục vụ, vệ sinh đơn vị, phòng làm việc đôi lúc chưa ngăn nắp, sạch sẽ. 3. Một số giải pháp về thực hiện văn hóa công sở tại Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum Một là, đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho cán bộ lãnh đạo, VCNLĐ: Lồng ghép, đưa nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đảng viên, VCNLĐ trong các kỳ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, trong các buổi giao ban...; để mỗi đảng viên, VCNLĐ hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình và từ đó thực hiện nghiêm túc các quy định của đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc và ý thức chấp hành nội quy, quy chế làm việc. Hai là, trong thời gian tới Thủ trưởng đơn vị cần chỉ đạo các bộ phận có liên quan tham mưu triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công sở với những nội dung cụ thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có tiêu chí và biện pháp đảm bảo thực hiện để mọi người phấn đấu, có bản cam kết thực hiện của mỗi khoa, phòng và tổ chức đoàn thể thuộc đơn vị; thưởng phạt công khai những người làm tốt và chưa tốt; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ. Đồng thời cần đưa ra thảo luận thường xuyên trong nội bộ đơn vị để mọi người dần có ý thức, trở thành nền nếp, thói quen, tác phong khoa học. Ba là, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, chi đoàn trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở. BCH công đoàn, BCH Chi đoàn phải bám sát các tiêu chí, nội dung quy định cụ thể trong Quy chế văn hóa công sở; bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy Bệnh viện; chủ động phối hợp với Thủ trưởng đơn vị quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho VCNLĐ; phát động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch... Định kỳ hằng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện, trình Đảng ủy, lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Nội dung hoạt động cần hướng vào việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở, góp phần xây dựng tổ chức đảng, đơn vị và tổ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh; Bệnh viện xanh, sạch, đẹp. Bốn là, phải có sự thống nhất về nhận thức chung, coi việc thực hiện văn hóa công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi VCNLĐ cũng cần nhận thức được thực hiện tốt văn hóa công sở góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nhằm đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chung của đơn vị, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo. Năm là, Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác cải cách hành chính và việc chấp hành Quy chế văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý. Quá trình kiểm tra phải lập thành biên bản để xử lý, đồng thời theo dõi, đánh giá mức độ xếp loại cuối năm đối với tập thể, cá nhân vi phạm. Sáu là, Chú trọng đến việc phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ VCNLĐ, tạo điều kiện cho VCNLĐ học tập, trau dồi, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ; thực hiện chuẩn mực đạo đức của viên chức. Cần tạo môi trường làm việc thân thiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc, quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng của VCNLĐ. Bảy là, Quan tâm, chú trọng đến việc bài trí công sở theo đúng quy định[1]: Treo Quốc huy, Quốc kỳ, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Biển tên đơn vị; Phòng làm việc; Khu vực để phương tiện giao thông...
Tác giả bài viết: CN. Phạm Thị Lan, Trưởng Phòng Tổ chức-Hành chính, Bệnh viện YDCT-PHCN.